Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Sơn Jupiter khu vực miền Bắc: Sơn Jupiter, sơn Vinalex, sơn Fusa - công ty CP Sơ...

Sơn Jupiter khu vực miền Bắc: Sơn Jupiter, sơn Vinalex, sơn Fusa - công ty CP Sơ...: Sơn Jupiter Việt Nam khu vực miền Bắc thuộc công ty cổ phần sơn Jupiter Việt Nam đã và đang dần mở rộng và chiếm lĩnh thị trường trên toàn ...

Hội sơn nhà tại Hà Nội: Gợi ý màu sơn cho phòng ngủ cùng các chuyên gia tư...

Hội sơn nhà tại Hà Nội: Gợi ý màu sơn cho phòng ngủ cùng các chuyên gia tư...: Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi và cũng là chốn riêng tư của mỗi người, do đó  màu sắc được lựa chọn cho phòng n...

Gợi ý màu sơn cho phòng ngủ cùng các chuyên gia tư vấn của Công ty CP Sơn Jupiter Việt Nam



Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi và cũng là chốn riêng tư của mỗi người, do đó  màu sắc được lựa chọn cho phòng ngủ thường thể hiện rõ nét cá tính chủ nhân căn phòng đó. Lựa chọn màu sắc cho phòng ngủ thích hợp để có thể tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, dễ ngủ cũng là điều mà chúng ta cần phải lưu ý. Cùng theo dõi những ý tưởng sơn phòng của Galaxy để được gợi ý những sắc màu phù hợp nhất cho phòng ngủ của bạn nhé! Hãy để Jupiter Paints điểm tô căn phòng ngủ – chốn nghỉ ngơi của gia đình bạn -  với những màu sơn nội thất diệu kỳ nhé.
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC CĂN PHÒNG NGỦ
Đối với căn phòng có kích thước nhỏ, bạn nên chọn những gam màu trung tính, nhẹ nhàng như vàng nhạt, lam nhạt…, tránh sử dụng các màu đậm như tím đậm, đỏ, vàng đậm… mang lại quá nhiều năng lượng, tạo cảm giác bức bí, đè nén, khiến cho người sử dụng khó có thể thư giãn để đi vào giấc ngủ.
Căn phòng nhỏ sẽ phù hợp hơn với màu trung tính
Đối với căn phòng có kích thước lớn, bạn có nhiều lựa chọn hơn cho màu sắc phòng ngủ, tuy nhiên cũng nên hạn chế sử dụng quá nhiều màu đậm.
BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH NGƯỜI SỬ DỤNG CĂN PHÒNG
Với mỗi độ tuổi, tính cách, lại có một màu sắc phù hợp riêng cho người sử dụng. Việc của bạn là xác định màu nào hợp với tính cách của mình.
Màu nâu: màu sắc trung tính tuyệt vời cho phòng ngủ, mang lại cảm giác sang trọng và ấm áp.
Màu nâu dành cho những người thích sang trọng, ấm áp, cổ điển.
Màu ngọc lam: màu sắc nằm giữa xanh lá cây là xanh dương, vừa mang lại cảm giác cổ điển, lại vừa dịu dàng cá tính, khác biệt.
Màu ngọc lam cho những con người cổ điển và cá tính
Màu cam: màu của sự sôi động, năng lượng, bùng cháy. Tuy nhiên, đây là màu nóng và dễ gây bức bí nếu không biết tiết chế khi sử dụng. Do đó, bạn cần chú ý cân bằng lại màu nóng này bằng cánh cửa màu trắng, ga giường màu trắng hoặc vật dụng nào đó màu trung tính.
Màu cam cho chủ nhân năng động, mạnh mẽ
Màu tím: màu của lãng mạn, nhẹ nhàng, nồng nàn. Phù hợp cho căn phòng ngủ của các cặp đôi.
Màu tím cho cặp đôi lãng mạn, tăng tình cảm yêu thương cho người sử dụng
Màu xanh nước biển: mang lại cảm giác quý phái, tĩnh lặng, riêng tư cho chủ nhân căn phòng. Có thể kết hợp thêm cùng màu trắng hoặc các màu trung tính khác.
Màu xanh biển đậm cho phòng ngủ quý phái, yên tĩnh.
Màu hồng: lãng mạn, ngọt ngào, thường được sử dụng cho các căn phòng của đôi uyên ương hoặc cho các bé gái điệu đà. Mang lại cảm giác quý phái khi kết hợp với màu trắng hoặc vàng đồng.
Màu hồng cho cặp đôi uyên ương hoặc công chúa bé nhỏ của bạn
Màu trắng: tượng trưng cho sự tinh khiết, nhẹ nhàng, thích hợp với các cặp vợ chồng trẻ. 
Màu xanh da trời: theo các chuyên gia tâm lý thì đây là màu sắc hoàn hảo cho phòng ngủ vì nó làm thư giãn mắt và giúp trấn an tinh thần, ngoài ra, nó cũng tạo cảm giác mát mẻ, yên bình.
Màu xanh da trời cho căn phòng của bé hoặc cho những người trẻ trung
Màu nắng vàng: ấm áp, mang nắng tươi vào cho căn phòng.
Màu nắng vàng cho những người năng động, nhiệt tình, đầy năng lượng
BƯỚC 3: PHỐI HỢP MÀU SẮC VỚI MÀU CHỦ ĐẠO ĐÃ LỰA CHỌN
Bạn có thể tham khảo các cách phối hợp màu sắc bên dưới để có không gian ngủ tuyệt vời cho riêng bạn.
PHÒNG NGỦ VỚI MÀU SẮC NHẸ NHÀNG
Như những làn sóng nối đuôi nhau, màu xanh nước biển dụng sơn trong nhà màu trắng sữa  để sơn những đường viền hay nội thất, sau đó hoàn thiện bức trang này bằng cách áp dụng màu xám  sơn lên những vật dụng khác để làm điểm nhấn cho cả căn phòng. Một căn phòng với màu sắc nhẹ nhàng như thế này sẽ khiến bạn cảm thấy thực sự thư giãn sau ngày dài làm việc.
PHÒNG NGỦ VỚI MÀU SẮC ẤM ÁP
Bạn nên chọn những gam màu trung tính như nâu đất  làm tông màu chính cho bức tường kết hợp với màu cam sang để mang lại một nguồn năng lượng ấm áp cho không gian mà không tạo nên cảm giác nóng nực, bức bối. Bạn có thể  sử dụng màu nâu đậm  để tô đường viền và nội thất và kết hợp với màu trắng sữa  để tạo sự tương phản, hình khối cho không gian.
PHÒNG NGỦ VỚI GAM MÀU TRUNG TÍNH
Gam màu trung tính đỏ nâu nhạt   khi kết hợp với màu lông chuột nhạt  là một ý tưởng không bao giờ cũ, làm căn phòng ngủ trở nên ấm áp và là một lựa chọn an toàn cho phòng ngủ nhà bạn. Bạn có thể sử dụng thêm màu xanh nâu  để làm phụ họa. Với những gam màu trung tính này, bạn hoàn toàn có thể phối hợp tinh tế cho những vật dụng nội thất trong căn phòng mà không sợ bị nhạt nhòa, ngược lại còn khiến căn phòng thêm sang trọng hơn đấy!
BƯỚC 3: CÂN NHẮC CÙNG VỚI NỘI THẤT PHÒNG NGỦ
Sau khi chọn cho mình được màu sắc và các màu phối ưng ý, bạn nên cân nhắc màu sắc đó có phù hợp với màu sắc của những phần còn lại trong căn phòng không như cánh cửa, tủ, bàn, giường… để có sự điều chỉnh màu sắc sao cho phù hợp, hài hòa.
Sau khi bạn chọn được màu chủ đạo cho phòng ngủ thì cũng có khó khăn khi chọn màu phối cùng và chọn các vật dụng phối hợp hài hòa. Do đó, bạn đừng ngại ngùng mà hãy liên hệ ngay với hotline SƠN JUPITER để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia nhé.

Hội sơn nhà tại Hà Nội: Cách sơn tường nhà cùng các chuyên gia sơn Jupiter...

Hội sơn nhà tại Hà Nội: Cách sơn tường nhà cùng các chuyên gia sơn Jupiter...: Tường nhà sau một thời gian sử dụng thường xuất hiện nhiều vết bẩn do thời gian, bụi bẩn và các tác động của ngoại cảnh. Đặc biệt là sau mỗ...

Cách sơn tường nhà cùng các chuyên gia sơn Jupiter Việt Nam

Tường nhà sau một thời gian sử dụng thường xuất hiện nhiều vết bẩn do thời gian, bụi bẩn và các tác động của ngoại cảnh. Đặc biệt là sau mỗi mùa mưa thì tường nhà thường bị ẩm mốc, và thấm nước. Vào những dịp cuối năm hay đầu mùa nắng chúng ta thường cải tạo và sơn mới tường để không gian sống trở nên tươi mới và sạch đẹp hơn. Trong bài viết này, các kỹ thuật viên của Công ty CP Sơn Jupiter sẽ tư vấn cho các bạn cách sơn tường
1. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng.
Gia chủ ra quyết định sơn nhà dựa vào nhu cầu sử dụng của mình. Thường thì gia chủ tham khảo thêm bài viết chọn màu sơn nhà cho phù hợp phong thủy.
+ Nhà mới: Chắc chắn phải sơn.
+ Nhà cũ: Sơn lại thông thường do những trường hợp sau
– Sơn lại theo định kỳ : Hầu hết trên thị trường, các loại sơn đều bảo hành từ 5 – 7 năm, tuy nhiên trên thực tế sử dụng, chỉ khoảng 4 -5 năm, gia chủ đã có thể lên kế hoạch sơn lại nhà, nguyên nhân là do bụi bám vào tường, do thời tiết, do va chạm vào tường khi di chuyển đồ đạc, do trẻ em nghịch phá, do tay bám vào những vị trí ra vào.
– Sơn lại nhà trước khi có sự kiện quan trọng. VD: gia chủ cưới hỏi, tổ chức tiệc tùng quan trọng, sơn lại đón tết,…
+ Nhà hư hỏng không nằm trong dự tính : Tại thời điểm làm mới, căn nhà của chúng ta có vẻ hoàn chỉnh, sau một vài năm bỗng phát sinh một số lỗi như thấm, dột, ẩm, nứt nẻ,..
Xử lý lỗi của tường nhà để sửa lại
Sau khi xử lý các lỗi, căn nhà có các vết bẩn tại chỗ xử lý, muốn cho đồng nhất, gia chủ buộc phải chọn giải pháp là thay áo cho nhà.
+ Nhà cải tạo nâng cấp : Giống nhà xây mới, chúng ta chắc chắn phải sơn lại.
+ Gia chủ muốn thay đổi phong cách nhà ở : Phong cách cũ đã nhàm chán, gia chủ muốn thay đổi để tạo sự mới mẻ nên lên kế hoạch sơn nhà.
Dù là lý do gì, chúng ta cũng phải có một kế hoạch cụ thể, chi tiết để mọi việc được suôn sẻ, như ý.
2. Lựa chọn màu sắc thích hợp.
Màu sắc của sơn gồm một số màu gốc, các màu khác có được là do pha chế từ màu gốc. Tất cả các hãng sơn đáp ứng được bảng màu để gia chủ lựa chọn. Màu trên lý thuyết của các hãng cơ bản giống
nhau. Màu thực tế tùy thuộc vào chất lượng sơn, chất lượng thi công và hệ thống sơn lựa chọn của gia chủ.
Sơn có nhiều chủng loại, nhãn hiệu nhưng phần lớn là sơn gốc nước. Gia chủ cần xác định được tông màu trang trí ( có thể nhờ tư vấn, tham khảo phần Lựa chọn) sau đó căn cứ vào điều kiện đầu tư để đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm sơn.
Màu sắc – chất lượng – chi phí có quan hệ với nhau như sau:
Chất lượng phụ thuộc vào chi phí, trì











nh độ thi công của thợ sơn và hệ thống sơn lựa chọn.
Xét với cùng một màu sắc, chất lượng và chi phí tỉ lệ thuận với nhau. Các màu sắc pha chế giá cả cao hơn màu gốc nhưng không quá lớn.
3. Hệ thống sơn – Một hệ thống sơn đầy đủ bao gồm:
– Bã matit làm phẳng bề mặt : Lựa chọn bột trét dựa vào tiêu chí về độ bám dính, bột trét chất lượng thấp ảnh hưởng đến độ bền, tiến độ thi công và chi phí cả dự án sơn nhà. Có thể bã một lớp hay 2 lớp tùy thuộc vào lựa chọn gia chủ.
– Sơn lót : Sơn lót có tác dụng ngăn ẩm, ngăn kiềm, chống thẩm thấu. Gia chủ cũng có thể lựa chọn sơn lót 1 hay 2 lớp tùy thích.
– Sơn phủ : Tác dụng bảo vệ và trang trí.
Tùy vào chi phí và nhu cầu sử dụng, hệ thống có thể bỏ qua 1 hoặc 2 bước trên.
4. Chi phí đầu tư: Quyết định chất lượng, hệ thống sơn và loại sơn đang dùng.
Theo mức chất lượng, trên thị trường sơn nước chia làm 3 nhóm:
– Cao cấp. VD : Dulux,Iotun, Jupiter,…
– Khá. VD : Maxilite,Expo,Vinalex, Fusa,...
– Trung bình : Một số loại sơn khác ít tên tuổi hơn.
Sơn ngoại thất thường đắt hơn sơn nội thất vì yêu cầu kỹ thuật cao hơn.
5. Thợ sơn.
Nên thuê thợ chuyên nghiệp sơn nhà trọn gói, họ có kinh nghiệm, dụng cụ thi công an toàn. Chi phí thuê trên m2 không phải là quá cao. Lựa chọn màu sắc và chất lượng sơn còn phụ thuộc nhiều yếu tố về tài chính và nguồn sơn
Ngoài ra, các chuyên gia tư vấn của sơn Jupiter cũng chia sẻ thêm các bước để tiến hành sơn tường hiệu quả :
1. Vệ sinh.
– Nếu là nhà mới, dùng giấy nhám hoặc đá mài cọ sạch bề mặt tường, quét hết bụi bẩn.
– Nếu là nhà cũ : Phải cạo sạch lớp sơn cũ, sau đó mới chà sạch bề mặt.
Công tác vệ sinh có bao gồm chuẩn bị hiện trường, che chắn đồ vật trong nhà, di chuyển các đồ vật ra khỏi vị trí cần sơn. Rơi vãi trong thi công sơn là không thể tránh khỏi, cần có biện pháp che nền nhà tránh sơn
bám vào nên, thường là rải bạt, rải cát lớp mỏng xuống nền. Quá trình vệ sinh kèm theo quá trình kiểm tra lỗi của tường lần cuối.
2. Xử lý chống thấm, chống ẩm và các lỗi của tường triệt để.
Cần xử lý tất cả các lỗi trước khi sơn, một khi đã sơn xong mà chưa xử lý triệt để các lỗi, lớp sơn có thể nhanh chóng bị hỏng làm xấu ngôi nhà.
– Xử lý chống ẩm bằng sơn lót chống kiểm chuyên dụng, sơn chống thẩm thấu.
– Chống thấm : xác định nguyên nhân thấm và xử lý triệt để, đây là nguyên nhân dẫn đến lỗi sơn nhanh nhất. Bước này có thể làm trước cả khi làm vệ sinh.
3. Bả.
Bã bột trét có tác dụng làm phẳng bề mặt, giúp lớp sơn phủ được đẹp.
Bã làm giảm chi phí sơn, khi diện tích bề mặt bằng phằng ( vì hạt bã nhỏ hơn hạt cát) thì lượng sơn sử dụng để lót hoăc phủ là ít hơn. Giá sơn đắt hơn giá bã từ 3 – 5 lần xét trên cùng một diện tích thi công. Có thể bã một lớp hoặc 2 lớp. Thông thường chúng ta nghĩ bã tường sẽ khiến sơn hay bị bong, rộp, tuy nhiên, với côngnghệ sơn ngày nay, các loại sơn tốt đã …Các bạn có thể lựa chọn bột bả của hãng sơn Jupiter, sơn Vinalex, sơn Fusa,...
4. Sơn lót.
Có tác dụng chống tác động trực tiếp từ tường ( hơi ẩm, hóa chất,…) lên lớp sơn phủ dẫn đến hư hỏng. Có loại sơn lót thường và sơn lót chuyên dụng chống kiềm, chống thẩm thấu, chống xâm
thực,…
5. Sơn phủ.
Là bước cuối cùng, có tác dụng bảo vệ và trang trí. Các bước sơn nhà chuẩn sẽ tạo được đồ bền và đẹp
Quy trình sơn là quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi sơn để đảm bảo chất lượng.
1. Kiểm tra điều kiện môi trường
Tùy vào loại sơn có các tiêu chí kỹ thuật khác nhau, tuy nhiên điều kiện chung nhất là:
– Nhiệt độ môi trường <50
– Nhiệt độ bề mặt <80
– Độ ẩm không khí : <80
– Không sơn trong điều kiện mưa, gió mạnh, không khí có bụi bẩn.
2. Kiểm tra về an toàn lao động
– Quần, áo , giày, mũ,kính,..
– Hệ thống giáo.
– Hệ thống ánh sáng ( để nhìn rõ bề mặt sơn, thông thường dùng ánh sáng đèn Neon để kiểm tra là tốt nhất).
3. Kiểm tra chất lượng sơn
– Chọn đúng tên, chủng loại, màu sắc.
– Đọc kỹ đặc tính kỹ thuật của loại sơn.
4. Kiểm tra bề mặt trước khi sơn.
– Làm sạch bề mặt sơn.
– Chuẩn bị dụng cụ sơn.
– Kiểm tra độ ẩm: tường < 6%, gỗ <8%. (Giá trị thay đổi tùy loại sơn).
– Sơn sau khi làm vệ sinh không quá 6 tiếng.
5. Kiểm tra pha trộn sơn.
– Chủng loại
– Về dung môi , tỉ lệ pha
– Trộn bằng máy
– Tỉ lệ giữa các thành phần
6. Tiến hành sơn
– Kiểm tra hoa văn , màu sắc
– Độ dùng màu sơn
– Sửa các lỗi chưa đạt yêu cầu
– Đảm bảo thời gian khô của sơn (phụ thuộc loại sơn)
7. Kiểm tra bề mặt hoàn thiện
– Kiểm tra màu hoa văn
– Kiểm tra độ dày màng sơn
– Sửa các lỗ